Trường hợp nào cần tiêm ngừa Vaccine phòng dại
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại gây ra, chủ yếu lây từ vật nuôi thông qua vết cắn nếu động vật bị nhiễm virus dại, thường là chó, mèo. Các trường hợp phơi nhiễm bệnh dại thường thông qua vết cắn hoặc vết liếm của chúng trên vùng da bị tổn thương.
Khi nghi ngờ bị chó dại cắn, bạn nên tiêm phòng ngay lập tức, đặc biệt trong những trường hợp cụ thể như sau:
Vết cắn sâu, chảy máu nhiều hoặc vết cào cấu ở một vị trí nguy hiểm trên cơ thể như: đầu, mặt, cổ, các chi, bộ phận sinh dục,…
Khi nạn nhân bị cắn nhưng không thể theo dõi được con vật sau khi cắn hoặc bị ở vùng đang có bệnh dịch chó dại.
Vết cắn có biểu hiện bị nhiễm trùng: bị sưng tấy đỏ xung quanh vết thương, nạn nhân sốt cao đến 38 độ, rỉ dịch hay mủ từ vết cắn hoặc nổi hạch trên người.
Kết quả chẩn đoán não của động vật dương tính với có virus dại.
Nguy hiểm hơn, người bệnh khi lên cơn dại có tỷ lệ tử vong đến 100%, theo thống kê hàng năm thế giới có trung bình 60.000 ca tử vong do dại. (*)
Ngay sau khi chó cắn chúng ta cần sơ cứu ngay tại chỗ có vết cắn để giảm bớt tỷ lệ bị dại cũng như đẩy lùi virus ra khỏi cơ thể. Đầu tiên cần rửa sạch vết thương trong 10 – 15 phút dưới vòi nước. Sau đó dùng cồn hoặc oxy già hay dung dịch povidine sát trùng vết thương. Nếu máu chảy nhiều, hãy dùng băng gạc cầm máu và đến ngay cơ sở y tế sau đó.
Thời gian ủ bệnh được bắt đầu ngay sau khi bị cắn, người bệnh cần đi tiêm phòng càng sớm càng tốt. Khoảng thời gian để tiêm ngừa vaccine phòng bệnh dại khuyến nghị từ 1 đến 10 ngày sau khi bị chó cắn.
Để bảo vệ sức khoẻ bản thân cũng như vật nuôi, mọi người cần đưa chó của mình đi tiêm dại sau khi được sinh ra 6 – 8 tuần tuổi.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vaccine phòng bệnh dại, bạn hãy liên hệ đến fanpage bệnh viện Bình An để được thông tin chi tiết.